CHỌN KÍCH THƯỚC BÀN THỜ ĐẠI CÁT

Khi mua sắm bàn thờ, ngoài kiểu dáng, họa tiết đẹp, bạn cần lựa chọn kích thước bàn thờ không chỉ cần đảm bảo phù hợp với không gian nhà bạn mà cần được lựa chọn theo các cung đẹp, mang ý nghĩa cát lợi cho chủ nhà trong thước Lỗ Ban như: Đại Cát, Tài Vượng, Tiến Bảo, Quý Tử, Phú Quý... tốt nhất về phong thủy bàn thờ về mặt sức khoẻ, gia đình, công việc... gặp nhiều thuận lợi.  

Kích thước bàn thờ đại cát

Các kích thước của các loại bàn thờ nói chung mà chúng ta cần quan tâm đó là: Chiều rộng, chiều sâu và chiều cao của bàn thờ. Tuy nhiên, với bàn thờ treo tường, kích thước chiều rộng và chiều sâu là hai yếu tố được chú trọng hơn chiều cao. 



Kích thước bàn thờ vượng tài lộc

Bàn thờ treo tường có một vài kích thước phổ biến theo thước lỗ ban như sau:

- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 810 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường kích thước 480 x 810 là loại bàn thờ treo phù hợp với các loại hình không gian thờ cúng nhỏ ở chung cư được thiết kế giành riêng cho những gia chủ có nhu cầu bố trí 01 bát hương và bày các đồ lễ khác đi kèm trên bàn thờ nhưng không quá nhiều.
- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)
Bàn thờ treo tường kích thước 480 x 880 là loại bàn thờ treo phổ biến phù hợp với các loại hình không gian được thiết kế giành riêng cho những gia chủ có nhu cầu bố trí 01 bát hương và bày các đồ lễ khác đi kèm trên bàn thờ. Đặc biệt trong các không gian chung cư có diện tích nhỏ hẹp, bàn thờ treo tường kích thước 480 x 880 là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian thờ cúng của gia đình mình. Diện tích không gian phù hợp: cho không gian nhỏ dưới 25m2.

Kích thước bàn thờ chuẩn Lỗ Ban


- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 495mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường kích thước 495x 950 là loại bàn thờ treo tường được thiết kế cho không gian không quá rộng rãi, phù hợp với gia chủ ở chung cư có nhu cầu bày 01 bát hương và muốn đảm bảo có độ rộng rãi cho việc bày trí đồ lễ khác trên bàn thờ. Diện tích không gian phù hợp: 25 m2.
- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 560 mm (Tài Vượng) x Rộng 950 mm (Tài Vượng)
Bàn thờ treo tường kích thước 560 x 950 là loại bàn thờ treo được thiết kế cho những không gian không quá rộng rãi phù hợp với những gia chủ ở chung cư có nhu cầu bày 03 bát hương và các đồ lễ khác vừa phải trên bàn thờ. Diện tích không gian phù hợp: 25-30m2.

Kích thước bàn thờ theo phong thủy Lỗ Ban

- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 610 mm (Tài Lộc) x Rộng 1070mm (Quý Tử)
Bàn thờ treo tường kích thước 60 x 1070 là loại bàn thờ treo tường được thiết kế cho những không gian thờ cũng tương đối rộng. Với kích thước này, ngoài 3 bát hương, bàn thờ còn có thể để được những vật thờ cúng cần thiết như: Lư hương, bộ ngũ sự, mâm bồng, lọ hoa,... Diện tích không gian phù hợp: trên 30m2

Trên đây là một số kích thước bàn thờ treo tường thông dụng được lấy theo phong thủy thước Lỗ Ban, nhằm mục đích mang lại sự may mắn, cát lợi cho gia chủ.

Bạn có cần tham khảo thêm:

HƯỚNG ĐẶT BÀN THỜ THẦN TÀI


Hướng bàn thờ thần tài

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa phải là nơi quan sát được sự vào ra của khách.  Người ta thường lập bàn thờ chung để cúng 2 vị thần này hàng ngày trong năm.

Có 2 hướng nên chú ý để chọn khi đặt bàn thờ, một là theo hướng tốt của chủ nhà, hai là theo hướng đón Khí (Lộc) bên ngoài khi vào nhà. Vì vậy khi đặt bàn thờ Thần Tài nên chọn lấy các cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh. Tuy nhiên, phải sử dụng la bàn để xác định rõ 2 cung này, tùy theo tuổi của gia chủ.

1. Cung Thiên Lộc

Thiên Lộc là phương Lâm quan của Tuế Can. Nhà có cửa chính nằm trong cung Thiên Lộc rất tốt, may mắn. Bàn thờ Thần Tài nếu chọn cung Thiên Lộc sẽ mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng.
Không những thế, đặt bàn thờ Thần Tài nằm trong cung này sẽ khiến cho gia chủ, cơ địa tốt tươi, thông minh, tuấn tú lại khéo léo, tài năng kinh doanh giỏi, làm ăn tiến phát. Vì vậy, hướng Thiên Lộc là được coi là hướng tốt nhất để đặt bàn thờ Thần Tài.

Tuy nhiên, trước khi chọn hướng an vị bàn thờ Thần Tài bạn cũng nên quan tâm tránh các hướng có sự ảnh hưởng của hướng có sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì Khí tán, tài không tụ, có lộc cũng như không. Nhiều người cho rằng hướng Thiên lộc phạm các sao Không Vong, Tử, Tuyệt gọi là hướng Tuyệt Lộc, dù tài sản có như nước, rồi cũng tiêu tan hết.

2. Cung Quý Nhân

Quý Nhân Thiên Ất là vị Thần đứng đầu cát Thần, hết sức tĩnh mà có thể chế ngự được mọi chỗ động, chí tôn mà có thể trấn được phù trợ. Đặt bàn thờ Thần Tài vào cung Quý Nhân gia đạo sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn, có nhiều khách hàng thân thiết và nhiều người giúp đỡ, gặp dữ hóa lành. Tuy nhiên nếu gặp Không Vong, Tử, Tuyệt thì nguồn Phúc giảm đi nhiều, hoặc nếu có mắc nạn cũng khó tránh, bởi nguồn cứu giải kém hiệu lực, người và gia súc bị tổn thất, kiện cáo, thị phi.

Hướng bàn thờ thần tài

Bài trí bàn thờ

Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở các vị trí trên, nên có sự chuẩn bị cẩn thận, trước mặt bàn thờ phải quang đãng, sạch sẽ. Bàn thờ Thần Tài tuy thờ dưới đất nhưng vị thần này tính rất thích thơm tho, sạch sẽ. Vì vậy nên để sẵn một lọ nước hoa tươi và phải thường xuyên lau dọn, xức nước thơm cho bàn thờ được thơm tho.

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ Thần Tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được.

Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc. Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).

Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào.

Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi). Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Những sai lầm thường gặp khi bài trí bàn thờ Thần Tài ở công ty, cửa hàng thường gặp

1. Bát hương và ông Thần Tài, Thổ Địa, bộ đồ thờ sứ mua về đặt luôn lên ban thờ mà quên không lau rửa sạch sẽ hoặc không lau nước gừng trước khi thờ cúng.
2. Bát hương Thần Tài và Ông Thần Tài, Ông Thổ Địa không có nhãn chữ nho, không có cốt chữ nho, không có gói Thất Bảo (vàng bạc châu báu) hoặc cũng không rõ là bên trong có gì hay không mà cứ thế thờ cúng.
3. Không có Bùa Cầu Tài chữ nho và Bài vị chữ nho bằng gương
4. Chưa xem hướng bàn thờ thần tài theo tuổi mà chỉ biết đến cách truyền miệng là đặt ban thờ bên trái, quay ra ngoài cửa dẫn đến quay ban thờ vào các hướng đại kỵ bản mệnh gia chủ: Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Họa Hại, Ngũ Quỷ gây hao hụt tài lộc.
5. Khu vực thờ cúng bàn thờ thần tài bừa bãi, không lau dọn sạch sẽ ban thờ, để ban thờ bụi bặm, lộn xộn, thiếu trang nghiêm…
6. Thiếu 3 hũ gạo, muối, nước
7. Thiếu bát nước Minh Đường Tụ Thủy
8. Thiếu ông cóc, hoặc ông cóc không được khai quang điểm nhãn, không biết cách quay ông cóc để đón và giữ lộc
9. Ban thờ đặt ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…
10. Không được lễ thỉnh thần tài thổ địa về nhập vào tượng và bát hương theo đúng khoa giáo chữ nho cổ truyền mà mua tượng thần tài về khấn nôm chung chung, sắm lễ không chu đáo dẫn đến làm ăn bị mất lộc, thăng giáng thất thường…
11. Bộ đồ sứ thờ có màu xung khắc với bản mệnh: ví dụ như gia chủ mệnh Hỏa hoặc Thổ lại dùng bát hương màu xanh thuộc Thủy là bị xung khắc.


Bạn có muốn biết:
Giá bàn thờ thần tài

BÀI KHẤN THẦN TÀI THỔ ĐỊA





1. Ý nghĩa: 

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt... .

2. Sắm lễ:

Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn. 
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước. 

3. Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Tín chủ con là…… Ngụ tại………
- Hôm nay là ngày… tháng… năm…
- Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
- Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
- Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
- Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Bạn muốn biết thêm:

CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG


  • Đồ thờ cúng mới mua về chưa có linh khí. Theo tục lệ truyền thống và phong thủy, chỉ sau khi hoàn thành qui trình bốc bát hương, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.

    cách bốc bát hương
    Cửa hàng Đồ Thờ Sơn Xuyên 336 Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
    ĐT: 0166.2236.495
  • 3

    Quy trình bốc bát hương

    Những chiếc bát hương khi được tạo ra thì chỉ là một vật vô tri làm bằng sứ hay đồng, chỉ sau khi được thực hiện nghi thức bốc bát hương thì mới trở thành vật linh thiêng để cắm hương nhang thờ cúng.
    Nếu không tiến hành bốc bát hương đúng cách thì cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá.
    Vì vậy mỗi gia đình cần tuân thủ theo quy trình bốc bát hương dưới đây:
    - Không mua loại bát hương có chữ Hán viết ở thành khi mua bát hương.
    - Sau khi mua bát hương về, tiến hành rửa qua nước muối rượu gừng, pha thêm một chút nước hoa hoặc thả cánh hoa hồng để thơm tho sạch sẽ. Sau đó phơi khô hoặc xông trầm hương. Nước rửa xong đổ ra sân hoặc vẩy quanh nhà, tuyệt đối không đổ xống cống.
    - Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
    - Theo quan niệm xưa, bát nhang đã được làm đúng pháp thì phải có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết).
    Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
    - Tiếp theo đốt tro bếp bằng rơm nếp hoặc trấu , không nên cho cát vì sẽ rất nặng.
    - Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ). Chỉ khi hoàn thành các công đoạn bốc bát hương này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
  • 4

    Sử dụng bát hương

    Sau kho bốc bát hương xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Trước Tết các gia đình thường sửa soạn sắp xếp bàn thờ, tuy nhiên trước khi làm phài khấn vái, xin phép, chỉ được di chuyển chén nước, bình hoa, đèn, đỉnh đồng chứ tuyệt đối không được xê dịch bài vị, bát hương.
    Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
    Nếu bát hương có quá nhiều chân hương thì có thể xin rút bớt nhưng phải để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.
    Khi cầu cúng thắp hương phải mở rộng cửa, thắp đèn trước sau đó rót nước, rượu rồi thắp hương và khấn cúng (kêu cầu). Nên thắp số thẻ hương là số lẻ, 3 hoặc 5. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
    Nếu gặp hiện tượng bát hương tự nhiên bốc cháy, theo dân gian, điềm báo hóa âm (chân hương cháy từ trong ra rồi đổ xung quanh) liên quan đến việc thờ cúng, mồ mả còn điềm hóa dương (cháy từ trên xuống) lại liên quan đến cuộc sống hằng ngày và nhà cửa.
    Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng nước dập tắt tránh "Thuỷ Hoả giao tranh".
    Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
    - Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
    - Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
    - Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Như vậy không chỉ có bốc bát hương, đặt bát hương mà còn rất nhiều điều cần biết xung quanh bát hương. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm nhiều điều về những điều nên và không nên cùng các nghi thức thờ cúng tổ tiên.

Bạn muốn biết thêm:

BÀN THỜ CÓ MẤY BÁT HƯƠNG? SƠ ĐỒ BÀI TRÍ BÀN THỜ



Bộ ngũ sự đồng đỏ khảm có bán tại của hàng Đồ Thờ Sơn Xuyên tại 336 bạch Mai, Hà Nội

Các cụ có câu "đất có Thổ công, sông có hà bá". Thông thường, một gia đình người Việt thường thờ cúng các quan là: Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch, Táo Quân, Thần Đất, Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần, Ngài Tiền hậu địa chủ tài thần. Tiếp theo là thờ các vị: Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà và Bà cô - Ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu của dòng tộc mình.

Như vậy, ban thờ mỗi nhà sẽ gồm 3 bát hương. Bát hương ở giữa to nhất – cao nhất là thờ thần linh, bát bên trái- khi đứng nhìn vào ban thờ là thờ Gia tiên tiền tổ cụ kỵ ông bà, còn bát bên phải– khi đứng nhìn vào ban thờ là để thờ “Bà cô, ông mãnh, cô cậu, huyền cô, huyền cậu”.


Một số gia đình chỉ đặt một bát hương duy nhất trên ban thờ hoặc nhiều nhà là con thứ nên cũng chỉ đặt một bát hương thờ các quan Thần Linh. Tuy nhiên, tốt nhất nên thờ đầy đủ 3 bát hương. Vì vào tuần rằm, lễ tết, giỗ chạp, khi cúng mọi người thường mời đầy đủ các vị về, nếu chỉ có một bát hương sẽ dẫn đến tình trạng không đúng ngôi thứ - chồng lấn lên nhau. Bát hương của các quan thì đương nhiên gia tiên không thể ngự cùng, cũng như trong một công ty, nhân viên không thể vào phòng lãnh đạo để làm việc. Như vậy, nếu chỉ có một bát hương thì khi về gia tiên sẽ không có chỗ ngự. Dù là con thứ hay con trưởng cũng đều được gia tiên cho lộc, nếu con thứ không đặt đủ bát hương thì cũng như trong nhà không bố trí chỗ ngủ, nghỉ cho bố mẹ khi lên chơi...

Nhà có cả ban thờ Phật và ban thờ thần tài thì nên bố trí ra sao


Ban thờ Phật nên bố trí ở vị trí cao nhất nếu nhà đặt nhiều ban thờ. 
Bàn thờ Phật cũng như các Quan thần linh và Gia tiên nếu hướng ra cửa chính là hợp lý, tuy nhiên cần lưu ý là ban thờ phải đặt dựa vào bức tường, không đặt chỗ vách lửng hay vách có ô thoáng. Vị trí đặt ban thờ phải là chính ngôi chính diện. Nếu có tâm thờ Đức Phật thì nên tôn cấp lập thờ, đặt ban thờ Phật ở trên cao, rồi tiếp đến là ban thờ các Quan và gia tiên ở phía dưới. Ngoài ra, cũng phải chọn vị trí đặt khu ban thờ sao cho ở chính ngôi và đăng đối với không gian của phòng.

Cách bài trí, vị trí đăt bàn thờ ông thần tài và ông địa

Đặt ở vị trí gần cửa ra vào để chọn được cung vị hợp lý về công năng và vượng khí theo phong thủy. Nếu nhà chỉ ở mà không kinh doanh gì, không bán hàng hay làm văn phòng công ty thì tốt nhất không nên đặt ban thờ thần tài và ông địa. Vì theo tín ngưỡng, đây là những vị thần mời và đón khách hàng nhưng gia chủ lại không kinh doanh thì có thờ cũng không có tác dụng. Ngoài ra nên lưu ý, việc bố trí vị trí và hướng các ban thờ trên ban đã đúng và đã đủ chưa, việc thờ cúng vào các ngày quan trọng ra sao cũng có ảnh hưởng phần nào tới tài lộc của gia chủ.


Cách bài trí bàn thờ thần tài

Bạn có cần tham khảo: