CÁCH BỐC BÁT HƯƠNG


  • Đồ thờ cúng mới mua về chưa có linh khí. Theo tục lệ truyền thống và phong thủy, chỉ sau khi hoàn thành qui trình bốc bát hương, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.

    cách bốc bát hương
    Cửa hàng Đồ Thờ Sơn Xuyên 336 Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
    ĐT: 0166.2236.495
  • 3

    Quy trình bốc bát hương

    Những chiếc bát hương khi được tạo ra thì chỉ là một vật vô tri làm bằng sứ hay đồng, chỉ sau khi được thực hiện nghi thức bốc bát hương thì mới trở thành vật linh thiêng để cắm hương nhang thờ cúng.
    Nếu không tiến hành bốc bát hương đúng cách thì cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá.
    Vì vậy mỗi gia đình cần tuân thủ theo quy trình bốc bát hương dưới đây:
    - Không mua loại bát hương có chữ Hán viết ở thành khi mua bát hương.
    - Sau khi mua bát hương về, tiến hành rửa qua nước muối rượu gừng, pha thêm một chút nước hoa hoặc thả cánh hoa hồng để thơm tho sạch sẽ. Sau đó phơi khô hoặc xông trầm hương. Nước rửa xong đổ ra sân hoặc vẩy quanh nhà, tuyệt đối không đổ xống cống.
    - Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
    - Theo quan niệm xưa, bát nhang đã được làm đúng pháp thì phải có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết).
    Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
    - Tiếp theo đốt tro bếp bằng rơm nếp hoặc trấu , không nên cho cát vì sẽ rất nặng.
    - Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ). Chỉ khi hoàn thành các công đoạn bốc bát hương này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
  • 4

    Sử dụng bát hương

    Sau kho bốc bát hương xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Trước Tết các gia đình thường sửa soạn sắp xếp bàn thờ, tuy nhiên trước khi làm phài khấn vái, xin phép, chỉ được di chuyển chén nước, bình hoa, đèn, đỉnh đồng chứ tuyệt đối không được xê dịch bài vị, bát hương.
    Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
    Nếu bát hương có quá nhiều chân hương thì có thể xin rút bớt nhưng phải để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.
    Khi cầu cúng thắp hương phải mở rộng cửa, thắp đèn trước sau đó rót nước, rượu rồi thắp hương và khấn cúng (kêu cầu). Nên thắp số thẻ hương là số lẻ, 3 hoặc 5. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
    Nếu gặp hiện tượng bát hương tự nhiên bốc cháy, theo dân gian, điềm báo hóa âm (chân hương cháy từ trong ra rồi đổ xung quanh) liên quan đến việc thờ cúng, mồ mả còn điềm hóa dương (cháy từ trên xuống) lại liên quan đến cuộc sống hằng ngày và nhà cửa.
    Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng nước dập tắt tránh "Thuỷ Hoả giao tranh".
    Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
    - Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
    - Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
    - Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Như vậy không chỉ có bốc bát hương, đặt bát hương mà còn rất nhiều điều cần biết xung quanh bát hương. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu thêm nhiều điều về những điều nên và không nên cùng các nghi thức thờ cúng tổ tiên.

Bạn muốn biết thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét